Vừa rồi Thằng Mò đã giới thiệu cho bạn biết Plugin WordPress là gì? tiếp tục với chuỗi kiến thức WordPress cơ bản thì hôm nay Tự Mò Làm Web sẽ giúp bạn biết thêm Theme WordPress là gì? qua các nội dung dưới đây.
Theme WordPress là gì?
Bạn có thể hiểu đơn giản Theme WordPress là giao diện là bộ mặt của trang web của bạn. Nói vui Theme được ví như bộ đồ trang web của bạn đang mặc nếu bạn thay Theme thì trang web bạn khoác lên một diện mạo mới.
Theme WordPress xét về mã nguồn
Theme WordPress được cấu thành bởi một tập hợp các tệp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, cùng phối hợp nhằm tạo ra một giao diện đồ họa với thiết kế thống nhất cho trang web. Theme WordPress sẽ làm thay đổi cách mà trang web hiển thị trên trình duyệt (Tức sẽ thay đổi về trang phục cho trang web) nhưng không làm thay đổi hay can thiệp vào mã nguồn gốc của WordPress.
Lợi ích của một trang web có sử dụng Theme WordPress
Đối với một Website không thể chuyển đổi giữa các Theme như WordPress, khi cần thay đổi hình thức của nó chúng ta đều phải can thiệp, chỉnh sửa mã nguồn gốc, điều này chắc chắn tốn nhiều thời gian hơn và cần phải biết lập trình website thì mới làm được. Nhưng đối với WordPress, bạn dễ dàng chuyển qua chuyển lại hàng nghìn Theme bằng một vài thao tác click chuột mà không cần phải sửa mã nguồn gốc WordPress.
Theme WordPress có mấy loại?
Cũng như Plugin WordPress thì Theme WordPress cũng có hai loại đó là Theme miễn phí và Theme trả phí.
Themes miễn phí cũng đáp ứng đầy đủ yêu cầu cơ bản của người dùng. Nếu nhu cầu của bạn chỉ là viết blog cho vui hoặc viết blog theo hướng bán chuyên nghiệp. Thì cũng không cần bỏ tiền ra mua Theme với giá vài chục đô.
Sự biệt giữa trả phí và miễn phí cơ bản nhất là khi bạn bỏ tiền ra mua thì bạn hoàn toàn có thể tùy biến Theme theo ý thích của bạn. Và dĩ nhiên Theme bản quyền thì khá chuẩn SEO. Còn Theme miễn phí thì hầu như bạn chẳng thể nào thay đổi được giao diện theo ý muốn.
Lưu ý của Theme WordPress
Khi bạn thay đổi Theme WordPress, không chỉ là bạn đang thay đổi về hình thức bên ngoài của trang web, cũng có thể bao gồm cả tính năng và thể loại của trang web của bạn. Ví dụ: khi giao diện bạn đang là trang blog khi bạn chuyển sang giao diện shop thì lúc này nó lại biến thành trang web shop bán hàng.